Thị trường mỹ phẩm ngày nay rất đa dạng các sản phẩm làm đẹp cũng như hoạt chất dưỡng da, nhưng cũng đi kèm nỗi lo ngại về các thành phần gây hại cho sức khỏe và làn da của người sử dụng. Mặc dù mang đến cho người dùng nhiều công dụng vượt trội nhưng có những hoạt chất vẫn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người tiêu dùng.
Vậy những thành phần nào trong mỹ phẩm có thể gây tổn hại cho làn da của chúng ta? Để đảm bảo an toàn, bạn nên lưu ý 10 hóa chất độc hại dưới đây để cân nhắc khi chọn mua mỹ phẩm nhé! Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Anh Khuê Pharma nhé
Silicones
Silicones có nguồn gốc từ thành phần khoáng thiên nhiên silica, được sử dụng để tạo độ mượt cho mỹ phẩm. Một trong những luận điểm chính chống lại silicones đó là cho rằng chúng làm bí da, tắc lỗ chân lông dẫn đến mụn trứng cá. Tuy nhiên nó không phản ánh đúng tính chất hoạt động của silicones. Thực tế, cấu trúc phân tử độc đáo của silicones giúp lấp đầy khoảng trống nhưng chúng cũng có những lỗ rỗng, các lỗ này cho phép da được “thở”, do đó bạn không cần phải lo lắng về việc có thể bị tắc nghẽn lỗ chân lông.
Paraben
Paraben là một trong những hợp chất hóa học được sử dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu và kem nền,… nhằm bảo quản mỹ phẩm lâu hơn. Nếu chúng ta tiếp xúc thường xuyên với paraben sẽ gây kích ứng, dị ứng, tăng nguy cơ ung thư vú.
Ngoài ra, paraben còn phản ứng với tia UVB trong tia sáng mặt trời, khiến da dễ nổi ban và lão hóa sớm. Điều này sẽ làm da yếu đi, dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường như các tác nhân vật lý, tác nhân hóa học… khiến nguy cơ mắc căn bệnh ung thư da trở nên cao hơn.
Paraben còn được cho là hóa chất cấm rối loạn nội tiết, hay còn gọi là hóa chất bắt chước hormone. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy paraben có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản ở nam giới.
Sulfate
Sulfate là một trong những thành phần được tranh luận nhiều về độ an toàn khi sử dụng. Sulfate cũng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm từ kem đánh răng cho đến chất tẩy rửa tạo bọt.
Sulfate có nhiều loại khác nhau, nhưng loại được sử dụng phổ biến nhất là natri lauryl sulfate (SLS) và natri laureth sulfate (SLES). Sulfate được biết đến có tác dụng loại bỏ chất dưỡng ẩm có giá trị và các rào cản bảo vệ, dễ gây kích ứng da.
Hợp chất thủy ngân
Hợp chất thủy ngân có khả năng thẩm thấu qua da rất nhanh khi bôi và thường tích tụ lại trong cơ thể, khó bị đào thải ngay cả sau một thời gian dài. Khi đạt đến một nồng độ nhất định, thủy ngân có thể gây dị ứng, kích ứng da hoặc nhiễm độc hệ thần kinh. Ngoài ra, thủy ngân cũng là kim loại và chỉ được phép sử dụng khi không có chất bảo quản nào khác có hiệu quả và an toàn hơn.
Cồn
Cồn là thành phần trong một số loại nước hoa, chăm sóc tóc dưới các dạng bào chế như gel, khí dung xịt hay các sản phẩm tạo bọt, sản phẩm trị mụn, trị gàu hay rụng tóc, sản phẩm khử mùi… đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch và diệt khuẩn
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho mọi loại da. Trong thực tế, một số loại cồn như benzyl hay methanol, mặc dù có khả năng loại bỏ bã nhờn và vi khuẩn, nhưng cũng có thể gây ra những vấn đề không mong muốn cho da.
Khả năng làm khô da là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi sử dụng các sản phẩm chứa cồn. Da bị khô có thể dẫn đến sự kích ứng, đỏ và thậm chí là nổi mụn. Hơn nữa, một số loại cồn có thể gây ra viêm da, tình trạng da nổi mẩn hoặc ngứa.
Do đó, trong quá trình gia công mỹ phẩm, chúng ta cần cân nhắc và hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa cồn trong thành phần. Thay vào đó, nên lựa chọn các sản phẩm làm từ các thành phần tự nhiên và dịu nhẹ hơn để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Chất cồn có thể gây khô, kích ứng da và gây viêm vì chúng hủy hoại các chất bảo vệ da dẫn đến tăng vi khuẩn gây mụn và làm cho tình trạng viêm nặng hơn. Các loại cồn độc hại bao gồm methanol, isopropyl, propanol, benzyl…
Phenoxyethanol
Phenoxyethanol là một hợp chất là dung môi hoá học, có tính nhớt, mùi hoa hồng nhẹ. Phenoxyethanol là thành phần của nhiều loại xà phòng, gel rửa tay, dầu gội,… Chúng có tính diệt khuẩn, kháng khuẩn, đóng vai trò như chất bảo quản mỹ phẩm và có thể thay thế paraben.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng sản phẩm có quá 1% phenoxyethanol có thể gây kích ứng cho da và ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ sơ sinh.
Mineral Oil khiến da giảm khả năng bài tiết
Mineral oil là một loại dầu khoáng được sản xuất từ dầu hỏa thô. Quá trình sản xuất bao gồm việc đun dầu hỏa ở nhiệt độ cao khoảng 210°C và lọc ra thành nhiều thành phần dầu. Chất này được sử dụng trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da với mục đích làm mềm da.
Tuy nhiên, tác hại của mineral oil là ngăn cản sự bài tiết tự nhiên của da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra tình trạng mụn, đặc biệt, gây ra nguy cơ ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Fragrance (Hương thơm tổng hợp)
Fragrance là chất tạo mùi hương tổng hợp có trong các sản phẩm làm đẹp như nước hoa, sữa rửa mặt, son hay phấn hoặc toner và serum. Hương thơm tổng hợp thực sự có rất nhiều hóa chất có thể gây hại cho bạn.
Do tạo nên từ nhiều loại hóa chất độc hại không rõ ràng nên fragrance có thể gây hại cho làn da và sức khỏe như kích ứng da, dị ứng, khô da, thúc đẩy quá trình lão hóa, tổn thương hệ hô hấp, hệ thần kinh, làm rối loạn nội tiết và tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
Bạn nên tìm các loại nước hoa tự nhiên không có hóa chất, những sản phẩm có ít thành phần hương liệu và tránh các sản phẩm tạo mùi nhân tạo để vừa có thể làm đẹp vừa đảm bảo an toàn cho bản thân. Chẳng hạn như lựa chọn những sản phẩm có hương thơm tự nhiên, nhẹ nhàng như hương hoa hồng, hương trà xanh.
Với làn da nhạy cảm, bạn nên tránh xa các loại kem dưỡng hoặc serum có mùi hắc, mùi hương phấn. Bởi vì đây là hương liệu nhân tạo được gia giảm vào các sản phẩm.
Phthalates
Phthalates là một trong các thành phần độc hại trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc khá nổi tiếng.
Phthalates có tác dụng làm duy trì màu sắc và mùi hương, làm chất bôi trơn, chất làm mềm. Bạn có thể tìm thấy thành phần này trong lăn khử mùi, son dưỡng môi, sơn móng tay, kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, thuốc xịt tóc, đồ chơi, chất tẩy rửa và nhiều loại sản phẩm khác.
Đây là chất độc hại trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc có liên quan tới các vấn đề phát triển sức khỏe và tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến ung thư. Thành phần này cũng gây ra các vấn đề về sinh sản ở cả nữ giới và nam giới.
Các hợp chất polyethylene (PEGs)
Các hợp chất PEGs thường được sử dụng làm chất dưỡng ẩm, chất làm mềm da, dưỡng da, chất nhũ hóa (giúp đồng nhất dầu và nước), chất vận chuyển (cải thiện khả năng thẩm thấu của sản phẩm vào da) trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da cá nhân như kem, lotion, phấn…
Chúng có tác dụng cấp nước tối ưu và thẩm thấu vào sâu bên dưới da nên thường xuất hiện trong bảng thành phần mỹ phẩm.
Tuy không gây độc hại gì nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quy trình tổng hợp PEGs có thể gây ra nhiều chất độc hại trong mỹ phẩm kèm theo như: Ethylene oxides, hợp chất polycyclic aromatic, các kim loại nặng bao gồm chì, sắt, cobalt, nickel, cadmium, arsenic (thạch tín)… gây kích ứng da và khiến da nhờn hơn, bị tổn thương da và lâu dần trở thành “tiền đề” cho bệnh ung thư.
Nếu da bạn bị tổn thương, hợp chất PEG có thể gây kích ứng và độc tính hệ thống. Ngoài ra, PEG có thể làm giảm độ ẩm của da và đẩy nhanh tiến độ lão hóa da.
Để xác định các hợp chất PEGs độc hại trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc, bạn có thể tìm kiếm những thành phần có chứa “eth” như polyethylene glycol.