Elastin – Điểm mấu chốt đối với làn da kém săn chắc

Lão hóa là một tình trạng da phổ biến bị chi phối bởi cả bên trong và bên ngoài cơ thể tác động đến tổ chức da ở mức độ phân tử, làm suy yếu khung cấu trúc da như elastin, collagen,… 

Bên cạnh collagen, elastin cũng là một cấu tạo quan trọng trong việc đàn hồi và đưa da trở về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, cụ thể elastin là gì, có tác dụng gì với cơ thể vẫn còn là điều mà nhiều người chưa biết. 

Bài viết kỳ này, Anh Khuê Pharma sẽ đề cập chuyên sâu đến vai trò elastin trong cấu trúc da, các vấn đề của elastin xoay quang tình trạng lão hóa da và các hoạt chất làm tăng lượng elastin trong da.

Elastin là gì và vai trò của Elastin

Elastin là thành phần chính của sợi đàn hồi, là một protein quan trọng đảm bảo tính co giãn và duy trì độ săn chắc cho làn da

Elastin kết hợp với các vi sợi để tạo thành các sợi đàn hồi với đặc tính đàn hồi, phản xạ với lực tác động

Elastin là một loại protein quan trọng giống với collagen, được hình thành từ các axit amin và được tìm thấy trong lớp hạ bì, mạch máu, dây chằng,… 

Elastin có tính đàn hồi trong mô liên kết cho phép mô trở lại hình dáng ban đầu khi chịu những lực co giãn hay lực ép. Khác với collagen là các sợi giúp da săn chắc, elastin là những sợi giúp mang lại độ đàn hồi cho da. Chính vì thế, 2 loại protein này bổ trợ nhau để da không chảy xệ, nhăn nheo.

Nếu cơ thể bị thiếu collagen hoặc elastin thì da sẽ nhanh chóng bị lão hóa. Ngoài ra, số lượng elastin có trong cơ thể sẽ giảm dần theo thời gian vì các nguyên nhân như sự lão hóa tự nhiên của tuổi tác, ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài như khói, bụi, tia UV,…

Những tác dụng của elastin đối với làn da

Elastin giúp làm mềm da và tăng độ đàn hồi

Với tính chất giữ nước, hạn chế sự thất thoát trong collagen cùng hyaluronic acid, elastin có thể tăng độ ẩm. Từ đó mang lại sự mịn màng, căng bóng và đảm bảo độ đàn hồi cho làn da, giúp da của bạn trở nên mềm mại, khỏe khoắn hơn.

Elastin giúp hạn chế các nếp nhăn

Bên cạnh công dụng làm mềm, tăng độ đàn hồi da, elastin còn có thể hạn chế các nếp nhăn. Độ đàn hồi của da được tạo nên từ các sợi đàn hồi (chủ yếu từ elastin và fibrillin sợi nhỏ). Tại lớp trung bì da (dermis), các sợi elastin phân bố và tạo nên một cấu trúc lưới 3 chiều bao quanh các sợi collagen, hình thành liên kết bền vững dưới da.

Hỗ trợ làm lành vết thương

Elastin có thể giúp làm lành vết thương nhờ khả năng cung cấp độ đàn hồi cơ học và tác động lên tế bào làm nhanh sự tái tạo ở lớp hạ bì.

Bên cạnh đó, với sự liên kết chặt chẽ cấu trúc mạng lưới các sợi đàn hồi, khi da bị tổn thương, các tropoelastin tạo nên elastin sẽ được kích hoạt một cách nhanh chóng và hoạt động như một chất nền trong quá trình sửa chữa mô.

Cấu trúc elastin bị phá vỡ sẽ hình thành sẹo

Số lượng elastin sẽ giảm dần khi số tuổi ngày càng tăng cao. Các hiện tượng để lại sẹo trên da và lâu lành do một số nguyên nhân như mụn trứng cá, vết mổ, vết bỏng,… có thể là biểu hiện khi da không được cung cấp đủ số lượng elastin cần thiết trong giai đoạn tái tạo da.

Thiếu elastin khiến các vết thương để lại sẹo trên da
Thiếu elastin khiến các vết thương để lại sẹo trên da

Khi số lượng elastin giảm đáng kể, các sợi đàn hồi bị phân mảnh và cấu trúc collagen bị biến dạng có thể dẫn đến phá vỡ cấu tạo đàn hồi của da, khiến da khó lành sẹo. Do vậy, khi da bị tổn thương, các bạn chú ý bổ sung elastin đầy đủ để quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.

Elastin có bị giảm theo thời gian không?

Theo thời gian, khi độ tuổi của chúng ta càng tăng thì khả năng tự tổng hợp elastin và collagen của cơ thể càng giảm. Cụ thể, cơ thể sẽ mất đi từ 1 – 1,5% lượng collagen và elastin mỗi năm khi đến 25 tuổi, 30 tuổi tăng lên 30%, 40 tuổi số lượng mất đi đạt 40% và sẽ đạt đến 45% khi 50 tuổi.

Việc giảm sợi elastin sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bộ khung dưới da, sức đề kháng cũng như quá trình lão hóa bị đẩy nhanh. Lý do elastin bị hao hụt khá nhiều, chủ yếu đến từ tác động xấu của môi trường tự nhiên lên làn da, đặc biệt là khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường xuyên.

Hậu quả của việc thiếu hụt Elastin

Việc thiếu hụt elastin có thể dễ dàng nhận thấy ở các dấu hiệu lão hóa hình thành ngay từ chính bên trong cấu trúc da khiến da dần mất đàn hồi, nhăn nheo và chảy xệ.

Bước sang độ tuổi 25, quá trình lão hóa sẽ làm giảm tính đàn hồi, phục hồi của da, làm mất cân bằng nội môi và tổn thương cấu trúc. 

Thời gian bán hủy tổng thể của elastin có thể tương đương với tuổi thọ của con người. Tuy nhiên, dưới những tác động từ môi trường có tính lặp lại trong suốt thời gian dài sẽ rút ngắn tuổi thọ của các sợi đàn hồi.

Elastin dễ dàng bị phân hủy khi làn da tiếp xúc với tia bức xạ ánh mặt trời, hay các bệnh lý về da cũng sẽ làm tổn thương sợi elastin. Sự tổn thương đến sợi elastin được hình thành từ 2 cách chính:

  • Sự hình thành các sợi elastin có xu hướng ngắn và phân mảnh
  • Gây ra những tổn thương tích tụ ở protein thông qua sự biến đổi lượng acid aspartic 

Đối mặt với sự mất đàn hồi do ánh sáng mặt trời dưới sự tiếp xúc lâu dài sẽ phá vỡ cấu trúc elastin, dẫn đến sự mất đàn hồi của làn da

Làm thế nào để bổ sung Elastin cho làn da?

Tập thể dục thường xuyên

Do khả năng tự tổng hợp elastin có thể giảm dần theo thời gian, do vậy, chúng ta cần bổ sung đủ elastin cần thiết cho cơ thể thông qua việc tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả nhất để lượng máu lưu thông, tuần hoàn, giúp làn da tràn đầy sức sống, thêm phần khoẻ mạnh.

Sử dụng các nguồn thực phẩm giàu elastin

Bên cạnh việc thể dục thường xuyên, bạn có thể bổ sung vào thực đơn những món ăn, thực phẩm chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, vitamin B3, vitamin E, phytoestrogen,… cụ thể:

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa hiệu quả và mang tính lâu dài, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp bổ sung elastin cho cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ làm dày các lớp hạ bì dưới da, hạn chế được phần nào ảnh hưởng xấu của các yếu tố môi trường.

Chúng ta có thể bổ sung vitamin qua các loại rau có màu xanh đậm (bắp cải, súp lơ,.. ) hay các loại trái cây có vị chua (cam, quýt, xoài,…)

Chế độ ăn nhiều rau củ quả và trái cây có thể hỗ trợ sản xuất elastin
Chế độ ăn nhiều rau củ quả và trái cây có thể hỗ trợ sản xuất elastin

Lưu ý, nên sử dụng các thực phẩm còn tươi để việc bổ sung vitamin diễn ra thuận lợi hơn.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B

Trong quá trình sản sinh elastin và chuyển hoá các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vitamin B giữ vai trò chủ chốt không thể bỏ qua. Cơ thể có thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, lượng elastin cũng được bổ sung nhanh chóng hơn.

Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy vitamin B có trong các loại thực phẩm như: Thịt, cá, sữa tươi, sữa hạt, óc chó, hạnh nhân,…

Thực phẩm chứa nhiều vitamin E

Với vai trò trong chống oxy hóa mạnh, góp phần đẩy lùi các gốc tự do, giảm thiểu tình trạng sạm da qua việc giảm hình thành sắc tố melanin, vitamin E đã trở thành thành phần qua trọng trong việc tổng hợp elastin và collagen cho làn da của bạn.

Những sản phẩm giúp bổ sung đủ lượng vitamin E cần thiết có thể tìm thấy trong đời sống hàng ngày như các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân,…), các loại bông cải, dầu oliu.

Dùng retinol và retinoids

Retinol và retinoids là những thành phần quen thuộc được sử dụng trong chăm sóc da. Đây là những hợp chất được điều chế từ vitamin A, có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa lão hoá, thúc đẩy và phát triển tế bào.

Vì vậy retinol và retinoids là những lựa chọn không thể bỏ qua để tổng hợp elastin, duy trì sự chắc khỏe của làn da, làm chậm quá trình lão hóa

Kết hợp uống thực phẩm chức năng

Để bổ sung lượng elastin cần thiết cho cơ thể, chúng ta cũng có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng để đẩy nhanh quá trình tổng hợp hợp chất này như kẽm, coenzyme Q10 hoặc peptide.

Thực hiện các biện pháp xâm lấn tối thiểu

Việc sản xuất elastin sẽ dừng lại khi bước sang độ tuổi trưởng thành và sẽ diễn ra khi có sự xuất hiện của vết thương. Dựa theo nguyên lý này mà các biện pháp trẻ hóa, kích thích lại sự tăng sinh elastin được ứng dụng như bổ sung peptide, peel da, hay các biện pháp xâm lấn khác.

Các tổn thương có kiểm soát kích thích quá trình lành thương elastin không chỉ tái thiết lập độ đàn hồi cơ học của làn da mà còn tác động lên các tế bào làm giảm dần sự co lại của vết thương và cải thiện quá trình tái tạo tại lớp hạ bì. 

Thực hiện các liệu pháp xâm lấn tối thiểu trên da có thể kích thích tăng sinh Elastin
Thực hiện các liệu pháp xâm lấn tối thiểu trên da có thể kích thích tăng sinh Elastin

Chính vì thế, hiện nay các phương pháp thúc đẩy sự tăng sinh elastin thường sẽ gây ra những tác động nhỏ đến làn da, tái tạo bề mặt da và kích hoạt quá trình luân chuyển ma trận ngoại bào thông qua quá trình sửa chữa vết thương có kiểm soát.