Theo thống kê của Hiệp hội Chấn thương chỉnh hình Hoa Kỳ (AAOS), hàng năm có khoảng 50/1000 người mắc hội chứng ống cổ tay. Tỷ lệ này ở nhóm nguy cơ cao, chẳng hạn như phụ nữ ở độ tuổi trung niên, người làm các công việc phải vận động cổ tay nhiều, có thể lên tới 500/1000.
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay, hay Carpal Tunnel Syndrome trong tiếng Anh, là tình trạng thần kinh ngoại biên bị chèn ép hay gặp nhất. Bệnh lý này xảy ra khi thần kinh giữa bị chen lấn trong quá trình đi qua ống cổ tay. Hậu quả là gây ra viêm nhiễm, đau, tê, và giảm hoặc thậm chí mất cảm giác vùng da được thần kinh giữa chi phối, khiến người bệnh bị khó chịu.
Nữ giới mắc hội chứng ống cổ tay nhiều hơn so với nam giới
“Nữ giới mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp 3 lần so với nam giới”
Trên đây là chia sẻ của BS.CKII Huỳnh Phan Phúc Linh (Phó Khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh Viện Chợ Rẫy) về tình trạng hội chứng ống cổ tay xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới.
Bs.Phúc Linh chia sẻ: “Nguyên nhân hội chứng ống cổ tay xuất hiện nhiều ở nữ giới là do phụ nữ thường làm các công việc đòi hỏi phải sử dụng cổ tay nhiều. Bên cạnh đó, cấu trúc xương của phụ nữ cũng yếu hơn nam giới do hormone ảnh hưởng đến cấu trúc và sinh lý của khớp, làm cấu trúc xương bị suy giảm rất nhiều.”
Bs.Phúc Linh chia sẻ thêm: “Vị trí cổ tay là khu vực dễ bị gãy nhưng lại không được điều trị đúng đắn. Bệnh nhân thường chủ quan không thăm khám tại cơ sở uy tín mà chỉ bó thuốc, bó sơ bộ làm ảnh hưởng đến quá trình lành xương, gây ra tình trạng thay đổi cấu trúc xương cổ tay, dẫn đến hội chứng ống cổ tay”
Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay, người bệnh nên đến đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mời Quý khán giả đón xem chương trình “Vì sức khỏe cơ xương khớp” phát sóng trên Đài Phát thanh & Truyền hình Đăk Nông, phát lại trên các kênh Digital của PTD để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về bệnh lý cơ xương khớp.