Bệnh gout – “Bệnh nhà giàu” đang ngày gia tăng và trẻ hoá

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay có khoảng 284 triệu người trên thế giới mắc bệnh gout, chiếm khoảng 1,4% dân số toàn cầu. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh gout ở nước ta đang có xu hướng gia tăng, từ 20% năm 2010 lên 35% năm 2023. Cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2 – 5 người bị gout.

Về vấn đề này, Ths.Bs CKII Hồ Phạm Thục Lan (Trung tâm Nghiên cứu Y sinh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) đã có chia sẻ về các vấn đề xoay quanh bệnh gout được nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay

Bệnh Gout – “Bệnh nhà giàu” ngày càng gia tăng và trẻ hoá

Ths.Bs.CKII Hồ Phạm Thục Lan đã có chia sẻ về nguyên nhân gây bệnh gout như sau: “Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, làm axit uric trong máu không được thận lọc. Axit uric thường vô hại và được tạo thành trong cơ thể, sau đó được đào thải qua đường tiết niệu.

Với bệnh nhân bị gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này tăng cao, vượt qua ngưỡng bão hoà không thể tan được nữa thì những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Đây chính là bệnh gout” 

Ngày xưa, gout được mệnh danh là “bệnh của vua, vua của bệnh” do nó đứng đầu về tính chất nguy hiểm và mức độ đau đớn. Tại Việt Nam, bệnh gout trước nay được coi là “bệnh nhà giàu” với quan niệm ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng mới mắc phải bệnh. 

Bs.Thục Lan chia sẻ: “Bệnh gout đang có xu hướng trẻ hoá và nam trên 30 nếu gia đình có di truyền bị gout từ ông cha thì có nguy cơ rất cao. Ngoài ra, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cũng tăng cao, đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh.” 

Bác sĩ cũng chia sẻ thêm: “Khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh cũng là nguyên nhân khiến bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.

Bệnh gout - bệnh nhà giàu

Bệnh gout được mệnh danh là bệnh nhà giàu

Xem thêm: Nữ giới mắc hội chứng ống cổ tay nhiều hơn so với nam giới

Bệnh gout chưa thể chữa khỏi dứt điểm hiện nay

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm cho bệnh gout, nhưng có thể kiểm soát hiệu quả các triệu chứng đau ở khớp bằng cách duy trì lượng acid uric ổn định trong máu và tránh tình trạng làm tổn thương khớp gout hơn nữa. 

Bệnh nhân gout có thể duy trì sức khỏe tốt bằng cách thăm bác sĩ định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị, và kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.