101 lý do trị mụn mãi không khỏi

Việc nổi mụn ở tuổi dậy thì đã không còn là vấn đề hiếm hoi, tuy nhiên điều đáng lo ngại là có những bạn đến lúc trưởng thành vẫn bị mụn, thậm chí mụn vẫn lên chi chít. Mụn mọc mãi không hết và khó trị dứt điểm làm cho khuôn mặt kém sắc, không láng mịn, kèm theo nền da bóng dầu, sần sùi, để lại các nốt thâm hoặc sẹo rỗ gồ ghề khiến nhiều người lo lắng, tự ti 

Nếu không xác định được nguyên nhân chính gây ra mụn trên da thì tình trạng mụn mọc mãi không hết sẽ vẫn tiếp diễn thường xuyên hoặc thậm chí nặng hơn trước. 

Nếu bạn đang gặp vấn đề về mụn và không biết tại sao trị mụn mãi không khỏi thì đừng bỏ qua bài viết này của Anh Khuê Pharma nhé!

Mụn mọc do đâu? 

Mụn là một loại bệnh mãn tính của da vì chúng hình thành ở lỗ chân lông dưới điều kiện thuận lợi của nhiều yếu tố. Mụn có thể xuất hiện ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì từ 14 cho đến khi trưởng thành. Cụ thể hơn, mụn được hình thành theo 4 cơ chế: 

  • Mất cân bằng nội tiết tố làm bã nhờn tiết ra quá mức  

  • Sừng hóa lỗ chân lông do dự kết hợp của tế bào chết, khói bụi, cặn thừa trang điểm với dầu nhờn của da 

  • Sự xâm nhập của vi khuẩn C. acnes dưới điều kiện thuận lợi 

  • Sản sinh bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn gây ra phản ứng viêm 

Mụn thường xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì, tiền mãn kinh. Do sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Một số trường hợp sử dụng thuốc tránh thai hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Mụn trứng cá dai dẳng khiến nhiều người tự ti, mặc cảm với ngoại hình của mình
Mụn trứng cá dai dẳng khiến nhiều người tự ti, mặc cảm với ngoại hình của mình

‏Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng là thủ phạm gián tiếp gây mụn. Việc thường xuyên ăn các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống ít nước, thức khuya, căng thẳng kéo dài… Dễ làm cho da khô hơn, dễ bị nứt nẻ và thương tổn, gây ra viêm mụn.

>>> Xem thêm: 7 bước chăm sóc da mụn đúng cách tại nhà giúp sạch mụn, mờ thâm

Nguyên nhân gây ra mụn  

Mụn mọc mãi không hết từ sự tăng tiết dầu quá mức, dày sừng và vi khuẩn C. acnes dưới điều kiện thuận lợi. Những yếu tố khác có thể kể đến như: 

  • Gen di truyền từ người thân trong gia đình khi sở hữu làn da dầu tự nhiên 
  • Stress, lo lắng, cảm xúc này khiến cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol để “xoa dịu” cơ thể. Tuy nhiên hormone này ở nồng độ cao sẽ làm suy giảm chức năng các tế bào dưới da làm khả năng bảo vệ suy giảm 
  • Thay đổi nội tiết ở phái nam là Testosteron đặc biệt ở phái nữ là Estrogen 
  • Chế độ ăn uống có nhiều dầu mỡ, thường xuyên nạp thức ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều đường, không uống đủ nước… đều ảnh hưởng đến sự thay đổi chức năng dưới da
  • Sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn, hút thuốc lá thường xuyên 
  • Uống thuốc chữa bệnh có chứa các thành phần như kháng sinh
  • Mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc khiến da dễ bị bào mòn, kích ứng 
  • Chế độ chăm sóc hàng ngày sai cách không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây mụn 
  • Môi trường sống có quá nhiều bụi bẩn, không trong lành hoặc nhiệt độ thay đổi thất thường 

Tại sao mụn mọc mãi không khỏi?

Thức khuya, dậy trễ

Đây là thói quen của đa số mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ ở tuổi dậy thì hay tuổi đôi mươi. Tuy nhiên đây hoàn toàn là một thói quen xấu bởi khi thức khuya dậy trễ như vậy, các điều tiết bên trong cơ thể bị rối loạn.

Bên cạnh đó, thức khuya đồng nghĩa với việc bạn đang tự giết mình. Vì sao vậy? Bời vì bắt đầu từ khoảng 11 giờ đêm là cơ thể bạn bắt đầu quá trình đào thải chất độc và tái tạo tế bào. Giai đoạn này chỉ thực hiện khi bạn hoàn toàn nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya, các giai đoạn sẽ bị trì trệ, thậm chí bị nhảy bước khiến da càng trở nên xấu hơn.

Làm sạch da sai cách

Mụn là do các lỗ chân lông bị bít tắc, bã nhờn tiết nhiều,… Nên làm sạch da là bước không thể thiếu khi chăm sóc da mụn. Tuy nhiên, nhiều người đã làm sạch da sai cách:
Làm sạch da mụn quá mức sẽ gây mỏng da, tổn thương da. Tốt nhất bạn nên rửa mặt 2 lần một ngày bằng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn. Tẩy da chết 2-3 lần/ tuần để đảm bảo da sạch và tiếp nhận được các liệu pháp trị mụn.
Làm sạch sai cách như chà sát mạnh, peel da bằng hóa chất mạnh,… Sẽ gây ra những tổn thương da vĩnh viễn.

Sử dụng sai sản phẩm trị mụn

Không phải tất cả mỹ phẩm đều có thể sử dụng trên da mụn. Da mụn vốn dễ bị kích thích bởi các thành phần của mỹ phẩm. Do phần lớn da mụn đều có những tổn thương. Sử dụng sai sản phẩm trị mụn không chỉ không giúp cải thiện tình trạng da. Mà còn làm mụn, viêm, thâm sẹo,… ngày càng trầm trọng hơn

Sử dụng sản phẩm phù hợp với da mụn sẽ giúp da nhanh chóng phục hồi hơn. Bạn nên sử dụng các dược mỹ phẩm uy tín, có tên tuổi và được chứng nhận phù hợp với da mụn. Tốt nhất hãy đến các phòng khám da liễu uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn sản phẩm phù hợp.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt  không lành mạnh khiến mụn nặng thêm

Mụn do nội tiết tố thay đổi, do chức năng thải độc của gan hay do môi trường. Đều xuất phát sâu xa từ chế độ sinh hoạt không hợp lý:

  • Ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn nhanh… không chỉ làm mụn “mọc lên như nấm” mà còn là gây hại đến dạ dày của bạn nữa. Nên hãy chú ý đến việc ăn uống của mình, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả mát và ăn thanh đạm hơn.
Thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu, đồ ngọt… khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn
Thực phẩm cay nóng, chiên rán nhiều dầu, đồ ngọt… khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn
  • Uống quá ít nước sẽ làm mụn còn lâu mới khỏi. Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, duy trì thói quen uống nước đúng giờ. Và hạn chế muối, đường.
  • Hút thuốc trực tiếp hoặc thụ động đều làm mụn “trường tồn”. Môi trường ngập trong khói thuốc lá sẽ khiến mụn “nở rộ”. Và hành trình trị mụn sẽ thật gian nan.
  • Môi trường sống khói bụi, ẩm mốc lý tưởng cho mụn. Bạn có biết, vi khuẩn trên gối của bạn còn nhiều hơn vi khuẩn trên 90% vật dụng trong nhà bạn? Hãy vệ sinh môi trường sống thường xuyên. Tạo không gian thông thoáng và sạch sẽ giúp trị mụn dễ hơn.

Tác động cơ học sai cách lên da

‏Bạn nên bỏ thói quen tự nặn mụn không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh vì có thể làm mụn lây lan sang những vị trí khác hoặc tái đi tái lại nghiêm trọng hơn ở khu vực viền hàm, cằm… gây khó khăn trong việc điều trị.‏

‏Nếu tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Qua thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc giúp điều trị mụn hiệu quả.